[Hướng dẫn] Cách pha mực in lụa trên giấy siêu hiệu quả

Đánh giá post

Kỹ thuật in lụa trên giấy hiện nay đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực in ấn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách pha mực in lụa trên giấy chuẩn nhất, giúp bạn có thể hiểu hơn về công nghệ in này.

Ứng dụng của in lụa trên giấy

Phương pháp pha mực in lụa trên giấy được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó thường được dùng để in thiệp cưới, in phong bì, lịch treo tường, danh thiếp, bao bì giấy, thùng carton,… Ngoài ra kỹ thuật này còn có thể in trên các nguyên liệu khác như: gỗ, kim loại, ván ép.

Mực in lụa trên giấy ở Việt Nam thường sử dụng loại mực Tobo của Trung Quốc. Trong kỹ thuật in lụa nếu biết cách pha mực in lụa trên giấy sẽ giúp làm giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng in vẫn được đảm bảo.

In lụa trên giấy đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay
In lụa trên giấy đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay

Loại mực được dùng trong in ấn

Kỹ thuật in lụa trong cách pha mực in lụa trên giấy gồm các dụng cụ: khung lụa, lụa, bàn in và mực. Mực in lụa trên giấy khá đa dạng về chủng loại và màu sắc. Dưới đây là những loại mực được sử dụng nhiều nhất trong in ấn, bạn có thể tham khảo:

  • Mực Bóng ( Billards )
  • Mực Mờ ( mate )
  • Mực Đục ( Opaque )
  • Mực trong ( Transparent )
  • Mực dạ quang ( Fluorescent )
  • Mực lan quang ( pearirescent )
  • Mực Kim tuyến, mực in nổi, mực mau khô, mực chậm khô, cứng, dẻo…

Cách pha mực in lụa trên giấy

Để thực hiện cách pha mực in lụa trên giấy đạt chuẩn nhất, bạn cần thực hiện theo đúng công thức sau:

Chuẩn bị

  • Mực in lụa trên giấy TOBO: 100%
  • Chướng dầu (kem in giấy): 60%
  • Sicatif chất mau khô: 1%
  • Dầu hội: 10%
  • Xăng A83 pha loãng.

Xem thêm: Kiến thức ngành in – Hướng dẫn cách pha mực in lụa trên vải

Cách pha mực in lụa trên giấy

  • Cho 60% chướng dầu vào mực gốc khuấy đều cho hòa tan.
  • Cho 10% dầu hôi vào khuấy tiếp cho thật loãng.
  • Cho 1% sicatif vào tiếp tục khuấy. Nếu như thấy mực còn đặc thì cho xăng A83 vào. Khuấy đều để tạo thành một khối đồng nhất.
  • Bắt đầu in…
Cách pha mực in lụa trên giấy
Cách pha mực in lụa trên giấy

Lưu ý trong cách pha mực in lụa trên giấy

  • Nếu thấy bị bít khung khó in thì bạn có thể cho thêm dầu thông ( Essencce Therebentine ) từ 5 – 10% vào.
  • Nếu mực quá đặc thì hãy pha thêm chướng và Xăng khuấy đều cho loãng ra.
  • Nếu thấy mực quá lỏng, dễ bị lem thì cho thêm mực gốc vào cho đặc lại.
  • Mỗi lần thêm một chất phụ gia gì vào là bạn cần phải khuấy đều cho mực hòa tan thành khối đồng nhất rồi mới in.
  • Xăng A83, chướng dầu và chất mau khô là những chất xúc tác giúp cho mực mau khô, chất lượng in đẹp và tăng năng suất.

XEM THÊM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]

Phương pháp pha màu chuẩn nhất

Pha màu mực in như thế nào cho đẹp và chuẩn nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là phương pháp pha màu bạn nên tham khảo:

Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu

Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng tối khi hai màu này càng cách xa nhau trên vòng tròn bảng màu.

Ngược lại, màu pha sẽ càng sáng nếu hai màu này càng nằm gần nhau trên vòng tròn. Như vậy, mực đen được dùng vào các màu khác để tăng độ đậm.

InTietKiem – chúng tôi còn cung cấp dich vụ in nhanh, in lấy ngay với giá thành rẻ nhất Hà Nội vừa tiết kiệm thời gian cho bạn, vừa đảm bảo chất lượng như in catalogue. Mọi chi tiết xin liên hệ theo đường dây nóng : 0931.099.444

Pha hai màu có liều lượng bằng nhau

Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau thì không hẳn bạn sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu đó. Bởi màu nào đậm hơn thì sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Đặc biệt, khi pha mực, bạn nên cho mực đậm vào mực lạt, đổ một cách từ từ, chứ không được làm ngược lại.

Ví dụ: Khi pha màu lam với màu vàng thì ta sẽ ra màu lục. Pha màu đỏ với màu vàng cũng sẽ ra màu lục. Pha màu đỏ với màu vàng sẽ ra màu cam. Pha màu lam với đỏ sẽ ra màu tím…

Bảng màu trong in ấn
Bảng màu trong in ấn

Pha các màu đậm, nhạt với nhau

Khi pha các màu đậm với nhau sẽ được màu đậm hơn. Khi pha các màu lạt với nhau sẽ được những màu trong và sáng.

Khi cần làm tối màu bạn nên pha thêm màu đen. Tuy nhiên chỉ nên cho một ít bởi màu đen có khả năng làm tối màu rất nhanh.

Xem thêm: Mẹo in ấn – Hướng dẫn cách pha mực in lụa hiệu quả nhất

Pha mực trắng vào mực màu

Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được thêm nhiều màu sắc khác nhau của màu mực đó. Nếu bạn pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục thì sẽ được lớp mực dùng để pha màu phủ.

Việc pha mực in bao giờ cũng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng,… Có một điều mà bạn nên biết đó là khi pha mực thì tính chất của mực pha sẽ giảm đi. Do vậy bạn nên hạn chế việc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở chuyên sản xuất mực để họ có thể giúp bạn pha màu chuẩn nhất.

Như vậy bài viết trên đây In Tiết Kiệm đã giới thiệu tới bạn cách pha mực in lụa trên giấy chuẩn nhất. Hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để hiểu hơn về quy trình pha mực in trên giấy để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn thành công. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ in catalogue nhanh uy tín nhất thị trường và sẽ khiến bạn hài lòng.

Trả lời

Mục lục