[Hướng dẫn] Cách pha mực in lụa trên vải cực đơn giản

In lụa có ứng dụng rộng rãi trên nhiều chất liệu khác nhau như in trên giấy, nilon, vải, kim loại, kính,.. Một trong số những ứng dụng quan trọng của in lụa là in trên chất liệu vải. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách pha mực in lụa trên vải, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Kiến thức in ấn – Một số vấn đề liên quan đến cách in lụa trên giấy

3 cách pha mực in vải trong in lụa

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 3 cách pha mực in vải để các bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho quá trình in ấn sản phẩm của mình. Công thứ 1 sẽ in được tốt trên các loại vải có nguồn gốc từ xơ cellulose, coton,… nhưng nếu khéo phối chế và điều chế sẽ in được nhiều mặt hàng vải sợi tơ lụa như thun, siu, phi, KT,… Công thức 2 phổ biến hơn, chúng in tốt trên nhiều mặt hàng vải sợi tơ lụa, mực đạt tiêu chuẩn sẽ in rất đẹp và đạt được chất lượng cao, nhất là in trên áo thun rất tuyệt vời. Công thức pha mực thứ 3 in rất tốt trên các nền vải đậm (đen, đỏ, xanh, tím, nâu,…). Đặc biệt là các loại áo Pull, nón, khăn cravat, áo lạnh, áo jacket, trang trí quảng cáo biểu ngữ,…

muc in vai
3 cách pha mực in vải trong in lụa

In Tiết Kiệm cung cấp dịch vụ in nhanh nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất trong dịch vụ của chúng tôi. Khi đặt in, khách hàng có thể lấy ngay trong ngày mà không cần phải chờ đợi quá lâu.

Nhóm mực in EPI (mực nước)

Nhóm mực in EPI có những đặc điểm sau:

  • Thuộc dạng bột nhão màu trắng
  • Mực này có tính đặc trưng với đọ phủ mờ đục, xuất hiện khi mực đã hoàn toàn khô và khi thấm nước thì độ mờ đục hoàn toàn biến mất.
  • Chúng có mùi nhẹ, không gây hại cho sức khỏe

Epi white opaque dye – 223

Đây là dạng mực nước tinh chế thành bột nhão, màu trắng, chúng có tính đàn hồi cao, dùng để in trên vải dệt từ sợi coton, nón, carvat, thun,…

Epiflex 88

Loại này được đặc chế cho ngành in lụa, đặc biệt là in trên vải coton, TC các sản phẩm áo quần màu tối với chất liệu vải từ sợi thiên nhiên kết hợp với cao su nên mực này có tính bền và độ đàn hồi cao, thích hợp in cho áo thun, oull, phi thun,…

Epiflex 88 – Epiflex 77

Đây là một loại bột nhão trong suốt, được điều chế để tạo màng gắn pha trộn các chất kim loại như nhôm, bột đồng hay các loại bột kim,…

Có chất chống oxi hóa nên chúng tạo được độ sáng đẹp, thích hợp để in vải coton, polyeste, TC,… Chúng có mùi khá nhẹ và không gây hại cho sức khỏe, khi pha trộn với các mực in vải khác vẫn cho màu sắc đẹp.

Hướng dẫn cách pha mực in lụa trên vải
Hướng dẫn cách pha mực in lụa trên vải

Furukawa metalic binder MB – 20

Chúng thích hợp để in áo pull và quần áo có nền màu đậm, dùng để pha trộn với các loại mực khác để tăng thêm độ phủ hoàn hảo. Chúng cũng có mùi nhẹ và không gây hại.

Epiflex opaque 20

Là loại mực nước dạng kem, màu trắng trong, pha trộn chất màu. Furakawa có màu sắc rất phong phú, bền màu có độ phủ đục mờ cao, mùi nhẹ và không gây hại cho sức khỏe.

Foaming f400 pigment

Đây là một dạng mực dầu, có màu trắng trong có nhiệm vụ làm nôi khi pha vào mực SPT, in xong khô rồi sấy nóng. Khi in chồng màu sẽ cho hình ảnh tuyệt hảo, đặc biệt in chồng ướt trên ướt rất tốt, mực chịu đựng sức giặt ủi cao,…

Nhóm mực nổi

Nhóm mực nổi thuộc dạng mực dầu, chúng được đặc chế cho in vải, mực có tính đàn hồi khá tốt như vải thun, in được trên vải thun và phi nhung,… sợi thiên nhiên và tổng hợp. Chúng có nhiều màu sắc, có cả màu dạ quang, có độ phủ rât cao, độ trong, in chồng biến màu rất chuẩn và chịu được, dễ bảo quản, có mùi nhẹ không hại sức khỏe,…

XEM THÊM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]

Các cách pha mực in lụa trên vải

Cách pha mực in lụa trên vải gồm 3 công thức sau:

Công thức 1

Chuẩn bị:

  • Chướng nước (Anhhay Đài Loan)
  • Mực in vải – mực nước
  • Binder – chất cầm màu
  • Fixer – cầm màu và ổn định

Thực hiện:

  • Chướng nước: 100g đựng vào sô bằng nhựa (inox hay nhôm)
  • Nước sạch: từ 500 – 1000cc rót từ vào số chướng, vừa rót vừa quậy, chướng sẽ trương và nở từ 5 – 10 lần.
  • Tổng số chướng coi như bằng 100%
  • Mực in vải: màu cần dùng (xanh, đỏ…) 20 %
  • Binder (hay fixer) 20% – 30%.
  • Mực in vải lược bỏ cặn và các tạp chất xong cho vào xô chướng quậy (dùng máy càng tốt) quậy cho tan đều rồi cho binder vào, quậy tiếp cho đến khi hòa tan thành khối đồng nhất rồi bắt đầu in,…
Sản phẩm được in lụa trên vải
Sản phẩm được in lụa trên vải

Công thức 2

Chuẩn bị:

  • Điều chế mực căn bản
  • Mực in vải (màu nước – màu cần dùng) 1kg
  • Nước nóng 60 – 800C 1 lít
  • Chướng nước
  • Nước sạch và tinh khiết 5 – 10 lít
  • Chướng dầu 50g
  • Dầu hôi 20cc
  • Binder (chất cầm màu) 700g
  • Fixer (cầm màu và ổn định) 300g
  • MK3 (chất co chống mực bị tưa và lem màu) 50g

Thực hiện:

  • Mực màu nước và nước nóng bỏ vào can hay thùng nhựa đậy nắp và lắc đến khi chúng hòa tan đều
  • Chướng nước đựng vào xô nhôm hoặc nhựa, rót nước sạch từ từ vào và vừa rót vừa quậy cho hết lượng nước. Chướng sẽ trương và nở sền sệt như kem.
  • Chướng dầu + dầu hôi “ngâm” để yên 3h (không cần thiết lắm)
  • Tất cả 3 thứ nêu trên quậy chung thật mạnh, thật nhuyễn hào tan đều thành một khối đồng nhất thì tiếp theo cho binder và fixer vào quậy tiếp.
  • MK3 cho vô sau cùng và quậy cho hòa tan đồng nhất lần nữa. Bôi lên vải xem thử độ đậm nhạt của màu mực xem đúng tiêu chuẩn chưa, đậm thì thêm chướng, nhạt thì thêm mực gốc.
Cách pha mực in lụa trên vải
Cách pha mực in lụa trên vải

Xem thêm: Hướng dẫn cách pha mực in lụa trên giấy chuẩn nhất hiện nay

Công thức 3

Chuẩn bị:

  • Mực in lên vải có các màu “nền đậm”
  • In màu trắng, mực trắng dẻo (loại tốt có độ phủ cao)
  • Bột trắng oxyde titane (TiO2) 902
  • Binder hoặc fixer
  • Nước lã (sạch, tinh khiết)
  • Glycerine (chất làm mềm dẻo)

Thực hiện cách pha mực in lụa trên vải

  • In màu trắng, in mỗi màu trắng dẻo duy nhất (không pha)
  • Bột trắng oxyde titane (tăng thêm độ phủ nếu cần thiết) nếu chất lượng in đạt yêu cầu thì tiếp tục in, nhưng nếu thấy thiếu độ phủ thì cho thêm vào bột trắng oxyde titane 30 -50%.
  • Binder (fixer) 30 – 50% nước sạch tinh khiết pha loãng ra vừa để in,…

Như vậy, In Tiết Kiệm vừa giới thiệu đến bạn 3 cách pha mực in lụa trên vải, hy vọng với 3 cách pha mực in lụa trên vải này có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn được cách pha màu phù hợp với loại vải bạn đang muốn thực hiện. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận