[Mách bạn] Cách pha mực in lụa đơn giản, hiệu quả nhất 2024

3.5/5 - (15 bình chọn)

Cách pha mực in lụa hay những công thức pha màu trong những kỹ thuật in ấn khác đều rất quan trọng. Màu sắc được xem là một vấn đề khá nan giải, vì màu sắc bắt buộc phải chuẩn màu và không được phép sai xót. Tuy nhiên, những màu gốc thường chỉ là những màu cơ bản không như mong muốn nên việc tự pha nếu không nắm được công thức cũng như kỹ thuật pha màu thì không thể cho ra một sản phẩm như mong muốn được.

Ở bài viết này, In Tiết Kiệm sẽ hướng dẫn các bạn cách pha màu mực in lụa đơn giản và hiệu quả nhất. Cùng theo dõi nhé!

Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng cách pha mực in lụa

Nhắc tới màu sắc trong cách pha mực in lụa là nói tới sự thiên biến vạn hóa phong phú vô cùng và vô tận. Trong in lụa có 5 gam màu vàng xanh – đỏ – đen – trắng, từ 5 gam màu căn bản này chúng ta có thể điều chính chúng theo ý muốn của mình để chuyển hóa thành bất cứ màu gì mà bạn mong muốn.

Một số vấn đề cần lưu ý khi pha màu 
Một số vấn đề cần lưu ý khi pha màu

Muốn pha được màu như ý thì đòi hỏi bạn phải có một chút kinh nghiệm cũng như hiểu biết về màu sắc. Nhìn qua một màu cần biết trong đó có chứa sắc tố gì để pha trộn và phối chế đúng cách.

Trong in ấn thì màu sắc tương đối dễ hơn là hội họa ngày nay qua vi tính tới 3000 tông màu khác nhau. In lụa cũng giống như các loại in ấn khác về màu sắc bắt buộc phải giống với yêu cầu trong bản mẫu thiết kế dù sai lệch có 1% cũng không đạt yêu cầu. Tại các cửa hàng bán màu mực lại không có hàng ngàn loại mực để bạn lựa chọn, họ chỉ có một số màu mực gốc mà thôi, chính vì thế khi mua bạn cần phải tự pha trộn và phối chế theo mẫu để có được màu ưng ý.

Xem thêm: Hướng dẫn cách pha mực in lụa trên giấy chuẩn nhất hiện nay

Công thức pha màu cơ bản – Cách pha mực in lụa

Công thức pha màu cơ bản là một công thức chung về những nguyên tắc để pha màu, tuy nhiên để đạt được độ chuẩn màu thì vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm của người thợ, độ đậm hay nhạt, tỷ lê giữa các màu,… cần có thêm kinh nghiệm và hiểu biết về màu sắc mới có thể tạo ra cách pha màu in lụa thành công.

Công thức pha màu cơ bản
Dạy cách pha màu – cách pha màu đen bạn đã biết chưa?

Hướng dẫn pha màu – công thức pha màu cơ bản

Công thức pha màu cơ bản bao gồm:

  • Màu pha 1: Đỏ + Xanh dương = Tím
  • Màu pha 2: Xanh dương + Vàng = Xanh lá
  • Màu pha 3: Vàng + Đỏ = Cam
  • Màu pha 4: Đỏ + Đen = Nâu
  • Màu pha 5: Đen + Trắng = Xám tro đen
  • Màu pha 6: Trắng + Dương = Xám tro xanh
  • Màu pha 7: Dương + Đen = Xanh đen
  • Màu pha 8: Đen + Nâu = Nâu vàng
  • Màu pha 9: Vàng + Trắng = Vàng nhạt
  • Màu pha 10: Trắng + Đỏ = Hồng phấn
  • Màu pha 11: Trắng + Vàng Ochre = Màu nude
  • Màu pha 12: Vàng ochre + Xanh lá = Rêu xanh
  • Màu pha 13: Xanh lá + Cam = Rêu lông chuột
  • Màu pha 14: Cam = Đen = Xá xị

XEM THÊM: 

Cách pha màu nâu vàng in lụa

Đầu tiên, hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu. Tất cả những màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn, một màu sẽ được pha bằng hai màu khác nhau nằm cách xa nhau trên vòng tròn màu sẽ càng tối màu. Và ngược lại những màu pha sẽ càng trong sáng nếu 2 màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.

Mực đen được dùng để làm tăng độ đậm khi cho các các màu khác. Còn ở kỹ thuật chồng màu thì để có được màu đen phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào. Để làm tối màu, ta cần pha thêm màu đen, tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là có thể làm tối được màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu ta cần pha loãng mực đậm.

Khi pha các màu đậm với nhau ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn, và khi pha các màu nhạt với nhau thì ta thu được màu trong và sáng hơn.

Khi pha 2 màu có liều lượng bằng nhau, màu nào đậm hơn đương nhiên chúng sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn trong tổng màu. Khi pha mực nên cho dần mực đậm vào mực nhạt chứ không được làm điều ngược lại.

Cách pha mực in lụa
Bảng mực in lụa chuyên nghiệp

Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ thu được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được màu sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách in lụa thủ công tại nhà cho các xưởng in nhỏ

Mực in bao giờ cũng sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô hay độ bền ánh sáng,… pha mực thì tính kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi, do đó nên hạn chế việc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để họ chế sẵn.

Trên đây là 2 cách pha mực in lụa cơ bản và đơn giản mà xưởng pha màu nào cũng đang sử dụng. Ngoài hai cách nếu trên còn rất là nhiều cách pha mực in lụa nhưng những cách đó không được sử dụng phổ biến như vậy.

Với bài viết “Mẹo in ấn – Hướng dẫn cách pha mực in lụa hiệu quả nhất” này, chúng tôi hy vọng những chia sẻ trong đó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc, cũng như trong cuộc sống và chúng tôi có cung cấp dịch vụ in nhanh nếu bạn cần ngay. Cảm ơn các bạn vì đã theo dõi!

In Tiết Kiệm là đơn vị cung cấp dịch vụ in decal mà bạn không nên bỏ qua. Với những công nghệ hiện đại và kinh nghiệm mà chúng tôi có thể cho ra dịch vụ in decal giá rẻ. Liện hệ ngay để được tư vấn.

Trả lời

Mục lục