[Bật mí] Cách in lụa thủ công tại nhà siêu hiệu quả – Intiki

In lụa là gì? Cách in lụa thủ công tại nhà như thế nào là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây hãy cùng In Tiết Kiệm làm rõ hơn về phương pháp in ấn này nhé.

Tìm hiểu về khái niệm in lụa

Trước khi tìm hiểu về cách in lụa, chúng ta hãy cùng khám phá xem khái niệm in lụa là gì nhé !

In lụa còn được gọi là in lưới, in kéo lụa là một dạng in kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong in ấn hiện nay. Sở dĩ có cái tên in lụa là do trước đây bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Đến nay thì nó đã được thay thế bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau như: vải, kim loại,… nên có thêm tên gọi mới là in lưới.

Xem thêm: Mẹo in ấn – Hướng dẫn cách pha mực in lụa hiệu quả nhất

In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung sau đó sử dụng một lưỡi dao cao su để gạt, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in và in lên vật liệu đã chuẩn bị sẵn để tạo thành hình ảnh hoặc chữ. Ban đầu chúng được in một cách thủ công, nhưng sau này do công nghệ phát triển nên mọi thứ đều được tự động bằng máy móc.

Phương pháp in lụa này khá phổ biến, nó có thể áp dụng trên nhiều vật liệu khác nhau như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, kim loại, mica, gỗ, giấy, hoặc sử dụng trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.

Về cơ bản cách in lụa này là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm. Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và dính lên bề mặt vật liệu bên dưới và tạo ra hình ảnh in.

xuong in lua - co so in lua
In lụa là phương pháp in ấn phổ biến hiện nay

Cách in lụa thủ công

Trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên vật liệu như sau:

  • Khung lụa
  • Vòi xịt nước mạnh
  • Nước rửa bát
  • Máy sấy tóc
  • Nhũ tương nhạy sáng và keo diazo
  • Nước sạch
  • Dụng cụ khuấy
  • Máng đựng
  • Phim hoặc giấy can
  • Bàn in lưới đơn giản
  • Dao gạt mực
  • Mực in (tùy theo bạn in trên vải hay giấy mà sẽ lựa chọn loại mực phù hợp)

Những nguyên liệu này bạn có thể tìm mua tại các cơ sở in lụa uy tín. Nếu bạn thực hiện cách in lụa thủ công thì nên mua bàn in lụa thủ công để tiết kiệm không gian hơn.

Những nguyên liệu cần chuẩn bị để in lụa
Những nguyên liệu cần chuẩn bị để in lụa

Ngoài dịch vụ in lụa, In Tiết Kiệm còn cung cấp dịch vụ in kẹp file. Nhờ những công nghệ hiện đại và nhân viên giàu kinh nghiệm mà dịch vụ in kẹp file giá rẻ được nhiều người ưa chuộng.

Các bước tiến hành kỹ thuật in lụa thủ công

Cách in lụa tại nhà, in thủ công sẽ được thực hiện theo các bước như sau: Thiết kế mẫu in – in mẫu ra giấy can – chuẩn bị khung – pha keo – chụp bản – pha mực – in thử, canh tay kê – in số lượng mẫu – vệ sinh, rửa khung.

Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo: Khung có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim đã được rửa và phơi khô sạch sẽ, có nhiều hình dạng khung khác nhau nhưng đa phần người ta sẽ sử dụng khung hình chữ nhật.

Để pha keo, bạn sử dụng keo PVA khi đã nấu xong, sau đó đựng keo vào chai thủy tinh. Lưu ý đến độ sệt của keo. Nếu keo lỏng quá khi tráng lên khung sẽ bị nhão, còn nếu đặc quá thì lại khó phủ bề mặt lụa đều. Khi pha keo bạn nên pha ở trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn neon chiếu trực tiếp vào.

Bước 2: Chụp bản

XEM THÊM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]

Bước 3: Pha mực: Mực in cần phải được chuẩn bị thật kỹ đặc biệt phải phù hợp với từng chất liệu được in.

Bạn vét sạch hết mực còn đọng lại trong khung, dùng giẻ tẩm dầu hôi hoặc xăng chùi sạch mực trên khung, có thể dùng xà bông hoặc xăng xiclohexenol để tẩy rửa. Công đoạn này giúp làm sạch mực và vết băng keo, sơn ở trên khung.

Sau đó tiến hành rắc một ít thuốc tím lên 2 mặt khung, dùng dụng cụ làm ướt thấm và xoa đều lên khung cho thấm vào keo PVA.

Rắc axit oxalic lên khung, dùng giẻ ướt xoa đều tay, sau khi keo PVA tróc đi thì tiến hành rửa cho tới khi sạch keo trên khung rồi đem đi phơi khô. Có một lưu ý là sau khi in xong bạn phải đem đi rửa và tẩy khung ngay để khung in có tuổi thọ cao.

Bước 4: In thử và canh tay kê: Bạn cho mực lên máng để quét lên lưới chú ý quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc dùng máy phơi, sau đó bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình.

Các bước hướng dẫn in lụa đơn giản
Các bước hướng dẫn in lụa đơn giản

Bước 5: In sản lượng: Đánh giá chất lượng của bản in thử thấy sản phẩm đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn bắt đầu tiến hành in hàng loạt.

Bước 6: Phơi bản: Quá trình phơi bản bao gồm các công đoạn:

  • Quét 1 lớp keo chụp bản lên bề mặt lưới, sau đó sấy khô keo.
  • Đặt phim lụa áp sát lên bề mặt lưới rồi dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính.
  • Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cứng lại. Tại những nơi có chữ hoặc hình ảnh, ánh sáng sẽ không chiếu được vào lớp keo, do vậy chúng sẽ không bị cô cứng.

Xem thêm: In lụa là gì? Kỹ thuật in lụa và in lưới có khác nhau không?

Bước 7: Rửa khung bằng nước: Sau khi phơi xong bạn gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.

Trên đây là cách in lụa khá đơn giản và chi tiết mà bạn có thể tham khảo. Phương pháp này thích hợp để áp dụng cho những xưởng in lụa nhỏ, cơ sở in lụa thủ công. Tuy nhiên nếu bạn muốn in ấn với số lượng lớn thì nó sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Vì vậy hãy cân nhắc lựa chọn phương pháp in cũng như in địa chỉ in sao cho phù hợp và hiệu quả nhất nhé.

4/5 - (4 bình chọn)

Để lại một bình luận