In lụa là gì? Kỹ thuật in lụa và in lưới có khác nhau không?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ in ấn khác nhau. Trong đó kỹ thuật in lụa là một trong các phương pháp in được nhiều người sử dụng với nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy bạn đã biết in lụa là gì? Kỹ thuật in lụa và in lưới có khác nhau không? Hãy cùng In Tiết Kiệm tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

In lụa là gì?

In lụa là gì? In lụa là cái tên được đặt cho phương pháp in ấn lợi dụng sự thẩm thấu của mực qua một tấm lưới theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in vì trước đó một số mắt lưới khác đã được bịt kín bằng keo hay hóa chất chuyên dùng.

Cách in lụa còn được biết đến với cái tên in lưới, đây là một cách in bình dân, đơn giản, rẻ tiền và dễ đầu tư.

In lụa là gì?
In lụa là gì?

Xem thêm: Hướng dẫn cách in lụa thủ công tại nhà cho các xưởng in nhỏ

Lịch sử của phương pháp in lụa

Kỹ thuật in lụa bằng khung lưới này đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1925 bởi người Châu Âu và dùng chúng cho việc in trên giấy, bìa, thủy tinh, tấm kim loại, vải giả da,…

Đến năm 1907, quy trình làm lưới bằng sợi tơ được Samuel Simon sáng chế ra. Năm 1914 phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển tại San Francisco, California, nước Mỹ,…

XEM THÊM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]

Các tên gọi của phương pháp in lụa

Gọi theo bàn in:

  • Phương pháp in lụa trên bàn in thủ công
  • Phương pháp in lụa trên bàn in có cơ khí hóa
  • Phương pháp in lụa trên máy in tự động.

Gọi theo hình dạng khuôn in:

  • Phương pháp in dùng khuôn lưới phẳng
  • Phương pháp in dùng khuôn lưới tròn

Gọi theo phương pháp in:

  • Phương pháp in lụa trực tiếp
  • Phương pháp in lụa hàn gắn
  • Phương pháp in lụa dự phòng
Kỹ thuật in lụa
Kỹ thuật in lụa

Nguyên lý hoạt động của phương pháp in lụa

Nguyên lý hoạt động của công nghệ in lụa bao gồm:

  • Định vị khung in lên bàn in, vật liệu cần in được đặt dưới in
  • Bỏ một lượng mực in thích hợp vào khuôn in
  • Hệ thống dao gạt giúp mực thấm qua lưới và in vào vật liệu cần in
  • Tiếp đó bản in sẽ được đem xử lý một cách thích hợp để gắn màu cố định cho hình in.

Đặc điểm chung của công nghệ in lụa là gì nhỉ? Đó chính là:

  • Phần tử in là phần không bị bít và phần tử không in là phần bị bịt kín trên mặt lưới lụa.
  • Truyền mực trực tiếp lên các vật liệu in
  • Sử dụng hệ mực đặc, dùng với dao gạt mực.
  • Khuông in được làm bằng lụa hoặc các sợi nhân tạo
  • Khổ bản in có thể thay đổi tùy theo kích thước sản phẩm.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp in lụa
Nguyên lý hoạt động của phương pháp in lụa

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bàn chụp bản in lụa một cách đơn giản nhất

Ứng dụng kỹ thuật in lụa

Trên thực tế, cách in ấn bằng khuôn lưới thường được dùng để in ấn phẩm đơn giản, các chi tiết của nó không cần quá tình vi và phức tạp, chỉ cần một số lượng màu sắc ít hơn so với những ấn phẩm khác như: in thiệp cưới, in hóa đơn, in name card đơn giản,…

Như vậy, các bạn đã biết in lụa là gì rồi phải không nào, in lụa chính là tên gọi khác của công nghệ in lưới. Hy vọng với những chia sẻ mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp ích cho những bạn đã, đang và sẽ làm trong ngành in ấn. Để xem các bài viết khác, hãy tìm tới mục “Kinh nghiệm” để tìm thêm thông tin hữu ích nhé!

Ngoài dịch vụ in lụa, In Tiết Kiệm còn cung cấp dịch vụ in tem bảo hành. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị in tem bảo hành tại Hà Nội được hàng ngàn khách hàng ưa chuộng. Liên hệ ngay để được tư vấn.

Đánh giá post

Để lại một bình luận