Top 4+ công nghệ in được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Ngành công nghiệp in ấn hiện nay sử dụng những kỹ thuật nào để làm ra các sản phẩm? Nếu đây cũng là câu hỏi thắc mắc mà bạn đang tìm kiếm câu trả lời thì đừng bỡ lỡ cơ hội tìm hiểu thông tin cơ bản về 5 công nghệ in ấn hiện đại nhất được giới thiệu qua bài viết dưới đây của In Tiết Kiệm nhé!

Công nghệ in flexo

In flexo hay còn gọi là in ấn bao bì ở dạng nổi. Ở đó, các phần tử in trên khuôn sẽ nằm cao hơn so với phần không được in. Công nghệ in ấn này sử dụng trục anilox cấp mực, truyền mực lên vật liệu in qua quá trình ép in để tạo nên thành phẩm.

Công nghệ in ấn flexo được ứng dụng phổ biến trong in bao bì giấy, thùng carton, in nhãn mác hãng hóa,…

Xem thêm: In ấn là gì? Các loại in ấn thường hay gặp hiện nay

Công nghệ in flexo
Công nghệ in flexo

Công nghệ in lụa

In lụa là một kỹ thuật in ấn cơ bản hiện nay, chúng được ứng dụng phổ biến trong công nghệ in ấn bao bì. Với mực in, lưới in, khung in làm bằng tơ lụa,… cùng với những thao tác thành thạo, người thợ gia công sẽ tạo nên những bản in với màu sắc, hình ảnh đẹp mắt và tinh tế.

Công nghệ này có thể áp dụng trên nhiều vật liệu khác nhau, có thể đến như giấy, vải, kim loại, gỗ, nilon,… Vì thế, kỹ thuật này thích hợp để in áo, in túi vải, in tranh, in thiệp cưới, in túi nilon,…

Công nghệ in lụa
Công nghệ in lụa

Công nghệ in kỹ thuật số

Công nghệ in kỹ thuật số là một trong các công nghệ in ấn mới và hiện đại nhất với thiết bị được sử dụng là máy in kỹ thuật số. Ở đó, các dữ liệu được nạp vào máy in và in ra ngay. Người thợ gia công không cần phải tốn quá nhiều công sức như với các kỹ thuật khác. Đặc biệt hơn thế, in kỹ thuật số còn tạo ra sản phẩm nhanh và đáp ứng được nhu cầu in ấn bao bì với số lượng lớn từ khách hàng.

Tuy nhiên, xét về chất lượng thành phầm thì công nghệ này không tạo ra được các đường nét, hình ảnh hay màu sắc đẹp, tỉ mỉ như in lụa hay in flexo.

Công nghệ in kỹ thuật số
Công nghệ in kỹ thuật số

Công nghệ in Offset

Kỹ thuật in offset được sử dụng bằng công nghệ ép mực in tấm offset hay còn gọi là tấm cao su. Sau đó mới ép miếng cao su này lên giấy, với ưu điểm là tạo ra những thành phẩm đẹp mắt với hình ảnh sắc nét, tinh tế.

Công nghệ này luôn tạo ra dược những thành phẩm đẹp, bền màu, dùng phổ biến trong in bao bì giấy và có thể in trên nhiều bề mặt khác nhau như gỗ, vải hay kim loại, cũng có thể in tem nhãn giá rẻ,…

Công nghệ in Offset
Công nghệ in Offset

Công nghệ in AB

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về quy trình in ấn ở Việt Nam hiện nay

Công nghệ này tiến hàng in trên 2 mặt giấy, mỗi mặt sẽ hiển thị các nội dung khác nhau. Sau khi in xong mặt thứ nhất, người thợ gia công sẽ tiến hành thay kẽm khác để in mặt thứ 2.

Công nghệ này, tốn khá nhiều thời gian cũng như chi phí thi công (thay 2 bản kẽm đồng nghĩa với việc xuất 2 bộ film) cho nên giá thành khá là cao.

In AB thường được dùng trong in bao bì giấy, in tờ catalogue, in sách, báo, in tem nhãn

Các công nghệ in ấn hiện nay nhất là 5 công nghệ in ấn vừa được giới thiệu trên đã làm nên thị trường in ấn khá phát triển ở Việt Nam. Với hàng tỷ sản phẩm được sản xuất, đáp ứng phần nào nhu cầu quảng bá tên tuổi, thương hiệu của các doanh nghiệp. Hy vọng ở tương tai không xa sẽ có thêm những kỹ thuật hiện đại, tiên tiến khác để đưa ngành nghề này vươn xa hơn.

Đánh giá post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *