Cách ghi phong bì đám giỗ thành kính không phải ai cũng biết!

4.9/5 - (59 bình chọn)

Đi phong bì trong đám giỗ, ma chay là một trong những văn hóa của người Việt, nó gần như đã trở thành tục lệ và không thể thay thế. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ghi phong bì đám giỗ sao cho thành kính, trang trọng, thể hiện lòng thành với người đã khuất. Nếu cũng đang băn khoăn về chủ đề này, hãy cùng In Tiết Kiệm – Công ty in phong bì giá rẻ tại Hà Nội theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác.

Ý nghĩa của tục lệ cúng giỗ trong văn hóa người Việt

Đám giỗ vốn là một trong những phong tục truyền thống của người Việt. Theo đó, đám giỗ thường được tổ chức vào ngày mất theo lịch Âm. Đây giống như một phong tục tập quán mang ý nghĩa tưởng nhớ tới người đã khuất, nhắc nhở con cháu về những người đi trước, kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình, dòng họ…

dam gio
Đám giỗ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa người Việt

Cũng chính vì vậy mà việc tổ chức đám giỗ và mời khách tới dự cũng mang những ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi đây chính là ngày mà thế hệ con cháu cùng nhắc nhở, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đi trước, gắn kết nhiều thế hệ trong gia đình. Điều này cũng giúp thể hiện lòng hiếu kính, báo ân và những hoài niệm về người quá cố trong ngày giỗ.

Thường thì khách mời trong đám giỗ sẽ là những người thân thiết và có mối quan hệ gắn kết với gia chủ. Khi được mời đến dự đám giỗ, rất ít người đi tay không. Thường thì họ sẽ mang theo quà biếu là giỏ hoa quả, hoa tươi cùng phong bì đựng tiền để có thể bày tỏ lòng thành tới người đã khuất.

Đám giỗ thường được tổ chức như thế nào?

Ngày giỗ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong văn hóa của gia đình, dòng họ. Ngày nay, khi đời sống phát triển, thu nhập của gia đình ngày càng cao thì đám giỗ được tổ chức khá linh đình. Với những gia đình không có điều kiện thì đám giỗ chỉ cần thể hiện lòng thành kính, giản dị:

  • Mâm cơm
  • Đĩa muối
  • Quả trứng
  • Ba nén nhang
  • Một đôi nến

Ý nghĩa lớn nhất của đám giỗ chính là nhắc nhở con cháu nhớ đến ngày mất của tổ tiên, thắp nén nhang tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên giúp họ an lòng nơi chín suối. Đây mới là ý nghĩa thực sự của đám giỗ chứ không phải mâm cao cỗ đầy.

Ngoài ra, khách mời trong đám giỗ gồm những ai, bao nhiêu người cũng tùy thuộc vào nhiều hoàn cảnh. Nếu là đám giỗ của cha mẹ thì sẽ được tổ chức lớn hơn, đông khách hơn, có thể mời thêm họ hàng, đồng nghiệp. Còn đám giỗ của ông bà, cô bác thì khách mời sẽ được giới hạn hơn.

Cách ghi phong bì đám giỗ như thế nào?

Cách ghi phong bì đám giỗ như thế nào còn phụ thuộc vào quan hệ thân – sơ với người mất, người thân của họ. Dưới đây là cách viết phong bì khi đi đám giỗ trong từng trường hợp cụ thể.

Cách ghi phong bì đám giỗ họ hàng thân thiết

Ghi phong bì đi đám giỗ sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi đi đám giỗ của họ hàng, người thân trong gia đình. Bởi do mức độ thân thiết, những người họ hàng sẽ không câu lệ hình thức, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng khi dành thời gian tới đám và thắp cho người đã khuất một nén nhang.

Cách ghi phong bì đám giỗ họ hàng, người thân thiết không cần câu lệ
Cách ghi phong bì đám giỗ họ hàng, người thân thiết không cần câu lệ

Khi ghi phong bì ăn giỗ những người họ hàng thân thiết, nên ghi đầy đủ thông tin người gửi. Sau đó là dòng chữ “Tưởng nhớ” hoặc “Kính lễ” cụ/ông/bà/chú/bác… Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng dù là mối quan hệ thân thiết nhưng bạn cũng đừng nên dùng những từ suồng sã hoặc ghi quá sơ sài.

XEM THÊM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]

Cách ghi phong bì đám giỗ người thân của bạn bè/đối tác

Khi những người bạn bè, đối tác mời bạn đến gia đình của họ ăn giỗ, chắc chắn bạn sẽ lúng túng khi không biết cách ghi phong bì thư thế nào cho chuẩn. Với những trường hợp này, bạn nên lựa chọn cách ghi phong bì trang trọng, thể hiện tình cảm và lòng thành kính cho những người đã khuất. Đồng thời đừng quên cách viết địa chỉ trên phong bì cũng không nên quá phô trương hay chi tiết quá.

Cách ghi phong bì trong trường hợp này cũng đòi hỏi phải có ghi tên, chức danh người đến. Phần “Người nhận” có thể điền Kính lễ Cụ (Ông/bà), Kính hương Ông/bà, Thắp hương Cụ (Ông/bà), Kính giỗ cụ ….

Xem thêm : Tổng hợp những cách ghi phong bì thăm người ốm ý nghĩa nhất

Một số lưu ý khi viết phong bì đi đám giỗ

Ghi phong bì đi đám giỗ tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách ghi phong bì đám giỗ đúng và đủ. Để tránh được những điều cấm kỵ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần phân biệt rõ ràng đám giỗ và đám ma, từ đó ghi nội dung cho đúng để truyền tải thông điệp đến gia chủ.
  • Chọn mẫu in phong bì phù hợp với đám giỗ, không nên chọn mẫu in phong bì có màu sắc lòe loẹt
  • Chú ý cả mẫu thiệp mời đám giỗ. Nếu như mẫu thiệp mời giỗ mà trang trọng thì bạn cùng không thể ghi bì thư qua loa xuề xòa được.
  • Trên phong bì cần ghi đầy đủ người gửi và người nhận.
  • Nội dung cần được ghi ở mặt trước.
  • Phần phong bì cũng được ghi rõ ràng, chính xác để gia chủ dễ đọc, tránh dùng từ ngữ địa phương để không gây hiểu lầm.
Nội dung ghi trên phong bi đám giỗ cần đầy đủ và chính xác
Nội dung ghi trên phong bi đám giỗ cần đầy đủ và chính xác

Những món đồ lễ thường đem theo khi ăn giỗ

Khi đi đám giỗ, ngoài gửi phong bì thì tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà bạn cũng nên mang theo một số món đồ cúng viếng. Hoa và trái cây là hai món thông dụng nhất. Vậy đi đám giỗ nên mua trái cây gì, đi đám giỗ nên mua hoa gì?

Giỏ hoa quả

Hoa quả được dùng rất nhiều trong các đám giỗ và luôn là món đồ cúng thiêng liêng, thành kính dâng lên người đã khuất. Bạn nên chọn những loại hoa quả như:

  • Xoài
  • Nho
  • Thanh Long
  • Cam quýt
  • Dưa lưới, dưa hấu
  • Quả kiwi
  • Táo, lê

Những loại quả này nên có màu sắc tươi tắn, hương thơm và vị ngọt ngào. Đặc biệt là tránh bị dập nát hư hỏng, không dùng trái cây khô và những loại đồ giả.

Tham khảo thêm : Cách viết phong bì phúng viếng và 49 ngày đúng lễ nghĩa nhất

Hoa cúng theo bó hoặc lẵng

Bên cạnh trái cây thì hoa tươi cũng là một trong những món đồ cúng trong thể thiếu trong đám giỗ. Bạn nên chọn những loại hoa mang vẻ sang trọng, có hương thơm và thể hiện lòng thành như:

  • Hoa huệ tây
  • Hoa cúc
  • Hoa lay ơn
Bó hoa cúng tươi sẽ giúp bạn khẳng định sự lòng thành với người đã khuất
Bó hoa cúng tươi sẽ giúp bạn khẳng định sự lòng thành với người đã khuất

Vì những bó hoa này sẽ được gia chủ dâng lên bàn thờ nên nhất định phải còn tươi, có hương thơm dễ chịu. Tránh mua những loại hoa khô héo, có mùi lạ.

Như vậy, cách viết phong bì đám giỗ không quá khó nhưng cần đảm bảo được sự thành kính, trang nghiêm và lòng thành đối với người đã khuất. Bên cạnh phong bì, bạn cũng nên đem theo đồ cúng là kẹo bánh, hoa quả để dâng lên bàn thờ để thể hiện tấm lòng…Hãy theo dõi In Tiết Kiệm để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Mục lục