In UV là gì? Những điều bạn cần biết về kỹ thuật in UV

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ in khác nhau. Nhưng công nghệ in UV vẫn luôn có một chỗ đứng vững chắc trong ngành in ấn. Vậy bạn đã biết công nghệ in UV là gì chưa? Hãy cùng Công ty In Tiết Kiệm tìm hiểu về công nghệ in UV và những ưu – nhược điểm của nó nhé!

Công nghệ in UV là gì?

Công nghệ in UV là gì? Về cơ bản thì công nghệ in UV là công nghệ in phun trực tiếp lên bề mặt vật liệu bằng mực in UV và sấy khô ngay lập tức bằng đèn UV (đèn UV LED hoặc UV thủy ngân). Công nghệ in UV có nhiều điểm tương đồng với công nghệ in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV, chúng thường được gọi là mực in UV offset.

Công nghệ in UV
Công nghệ in UV

Tuy có nhiều điểm tương đồng và giống nhau nhưng công nghệ in UV phức tạp hơn rất nhiều so với in offset thông thường vì chúng phải có hệ thống sấy khô mực UV. Hệ thống này bao gồm đèn sấy và các công đoạn xử lý khác như Corona, UV Nitro, Flame,… hệ thống này giúp mực in UV bám chắc chắn trên bề mặt in (ví dụ như giấy Metalized).

In Tiết Kiệm là công ty in ấn số 1 Hà Nội chuyên cung cấp các dịch vụ in như: In catalogue, in card visit, in túi nilon màng ghép, in hóa đơn, in vé xe giá rẻ,… với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ in ấn tốt nhất!

Trên thế giới hiện nay, công nghệ in UV đang dần thay thế các sản phẩm in bằng công nghệ in mực Solvent, Dye,… Các thương hiệu đa quốc gia nhưu HSBC, AEON, McDonald’s,… đều đã áp dụng quy chuẩn sản phẩm quảng cáo như biển hiệu, hộp đèn, đều phải in trên các loại máy in UV chính hãng.

Vậy lý do nào khiến cho công nghệ in UV trở thành lựa chọn thay thế hoàn hảo cho các công nghệ thông thường kia? Lí do sẽ được chúng tôi đề cập ở đoạn sau của bài viết này!

Xem thêm: Các phương pháp in vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Ưu điểm của công nghệ in UV

In UV hiện nay chưa thể xếp vào hạng mục kỹ thuật số giá rẻ vì giá tiền mà bạn phải bỏ ra cho sản phẩm UV là khá lớn. Giá thành rẻ nhất khi in UV cuộn hiện giờ là hơn 200 nghìn đồng/m2. Số tiền này là một trở ngại cho những khách hàng muốn in với số lượng lớn và diện tích lớn. Dó đó, các bạn nên cân nhắc yếu tố quan trọng của chiến dịch quảng cáo trước khi đặt in.

Mực in UV
Mực in UV

Tuy vậy, điểm khiến công nghệ in UV nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng của khách hàng và các xưởng in là nhờ những ưu điểm vượt trội mà những công nghệ in khác không có được:

  • Tính thẩm mỹ: Đây chính là thế mạnh nổi trội mà các sản phẩm in từ công nghệ UV có được. Bề mặt in UV có độ sáng bóng, công nghệ in uv phẳng hoặc sần theo yêu cầu của khách hàng.
  • Độ bền: mực in bền màu và ít có khả năng biến dạng, biến đổi theo thời gian. Có thể nó rằng, ít có sản phẩm nào lại có được khả năng giữ màu lâu như in UV. Tuổi thọ của các sản phẩm áp dụng công nghệ in UV là hơn 10 năm.
  • An toàn cho người dùng: Ngày nay, rất nhiều sản phẩm in có chứa các chất độc hại, nếu tiếp xúc lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đánh đúng vào tâm lý đó, các nhà sản xuất đã cho ra đời những sản phẩm được in bằng công nghệ in UV như một sự kế thừa và khắc phục những khuyết điểm của công nghệ in khác.
  • Mực khô nhanh (hầu như là ngay lập tức khu qua hệ thống sấy)
  • Tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (in nổi, in bóng, UV cát, metal,…)
  • In được trên nhiều vật liệu, thân thiện với môi trường.
Sản phẩm được in bằng công nghệ in UV
Sản phẩm được in bằng công nghệ in UV

Xem thêm: Các công nghệ in trên vải phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam

Nhược điểm của công nghệ in UV

Công nghệ UV sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng nó cũng không thể nào tránh được một số nhược điểm như:

  • Với chất lượng in cao cấp, công nghệ in UV có giá thành đắt hơn các loại máy in thông thường
  • Sản phẩm được in UV dễ bị vàng nếu qua đèn sấy UV nhiều lần. Do dùng đèn để làm khô mực nên giấy rất dễ bị biến dạng và nhiễm điện.
  • Chi phí bảo quản mực in UV cao, thời gian bảo quản ngắn
  • Mực in trong trạng thái ướt chưa khô dễ gây kích ứng da và mắt
  • In Uv có thể làm cho độ bóng của giấy bị mất đi do cùng đèn làm khô trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Chốt lại, qua bài viết “In UV là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in UV?” này chúng tôi hy vọng những thông tin được cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc hàng ngày. Liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *