[Bật mí] Top 3+ công nghệ in trên vải phổ biến nhất 2024

3/5 - (2 bình chọn)

Ngành in ấn đã có nguồn gốc từ lâu đời, trong lĩnh vực in ấn nói chung và in ấn trên vải nói riêng hiện nay đã có nhiều công nghệ mới ra đời giúp điểm tô thêm cho những tấm vải thêm phần sinh động và rực rỡ hơn. Bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các công nghệ in trên vải phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, cùng theo dõi nhé!

Các công nghệ in trên vải phổ biến hiện nay

Kỹ thuật in trên vải phổ biến hiện nay có thể kể tới 4 công nghệ sau: Công nghệ in lụa, công nghệ in chuyển nhiệt, in decal và in kỹ thuật số.

Kỹ thuật in lụa

Đây là một công nghệ in ấn từ lâu đời nhưng đến giờ chúng vẫn rất phổ biến, đa số hầu hết các lọa vải được in ấn trên thị trường đều thực hiện bởi công nghệ in ấn này.

Kỹ thuật in lụa trên vải
Kỹ thuật in lụa trên vải

In lụa là tên thông dụng được đặt bởi giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi các bản lưới lụa có thể thay thế các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.

Kỹ thuật này được Châu Âu sử dụng vào những năm 1925 với việc in trên giấy, bìa, thủy tinh, vải giả da, tấm kim loại,… In lụa được thực hiện theo nguyên lý giống với in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực được tấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

Công ty In Tiết Kiệm là một trong những công ty in tại Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn với các sản phẩm in ấn khác nhau đã hoàn toàn tạo được uy tín và lòng tin đối với khách hàng đặc biệt là trong việc in hộp giấy giá rẻ. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về dịch vụ này nhé!

Ưu điểm

  • Chi phí rẻ khi được làm với số lượng lớn
  • Tốc độ in rất nhanh
  • Màu in tươi sáng, chất lượng in tốt
  • Lớp mực mỏng và không làm cứng vải

Nhược điểm

  • Kỹ thuật này cần thời gian để mực in khô, bám chắc vào áo sau khi in, thường sẽ mất tầm 3 – 5 ngày sau khi chiếc áo được in bạn mới có thể giặt áo.
  • Phù hợp với đơn hàng có số lượng đặt in lớn, vì chi phí làm khung lụa ban đầu khá cao nếu in với số lượng ít chỉ khoảng 10 sản phẩm thì chi phí chia đều cho mỗi sản phẩm sẽ rất lớn.
  • Khó có thể in được nhiều màu hay với những mẫu thiết kế có độ chuyển màu cao và phức tạp.

Xem thêm: Công nghệ in metalize là gì? Lợi ích khi sử dụng công nghệ in matalize

Công nghệ in kỹ thuật số

In kỹ thuật số áo thun chính là công nghệ in hiện đại và mới nhất hiện nay. Công nghệ kỹ thuật số ra đời đã tạo được bước ngoặt mới cho nền công nghiệp in ấn nói chung và cho ngành in ấn trên vải nói riêng, nó khắc phục được rất nhiều nhược điểm của công nghệ in kéo lụa và in decal, chúng được sử dụng hoàn toàn bằng áy in kỹ thuật số.

Các kỹ thuật in lụa trên vải
Các kỹ thuật in lụa trên vải

Ưu điểm

  • Có thể in được trên rất nhiều chất liệu vải khác nhau, cho dù vải tối màu hay vải màu đen.
  • In được tất cả những hình ảnh mà không cần xử lý thiết kế, chỉ cần file hình ảnh
  • Tốc độ in nhanh với độ chính xác cao
  • Màu sắc in trên vải trung thực và bền màu
  • Không làm cứng áo vì mực in thấm vào áo nhanh
  • Có thể in với số lượng lớn

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư lớn và phải dùng mực in chuyên dụng
  • Hình in hay họa tiết in trên áo không được tươi sáng như công nghệ in lụa

Xem thêm: In kỹ thuật số là gì? Đặc điểm và quy trình in kỹ thuật số

Công nghệ in chuyển nhiệt lên áo

Đây là kỹ thuật in ấn trên áo thun khá phổ biến hiện nay, chúng sử dụng công nghệ là mực in chuyển nhiệt sau đó in lên giấy chuyển nhiệt và ép hình in trên giấy đó lên áo nhờ máy ép nhiệt.

Ưu điểm

  • Màu sắc đem lại chân thực, có thể in được tràn thân áo hoặc in 3D.
  • Kỹ thuật sản xuất khá đơn giản
  • In chuyển nhiệt có giá thành thấp và được sử dụng rộng rão trong in áo thun quảng cáo,…
  • Chất lượng hình ảnh in thu được cực sắc nét, màu in lên đẹp

Nhược điểm

  • In áo thun chuyển nhiệt chỉ in được trên một số chất liệu vải như vải poly, PE, phi mờ, phi bóng, vải lựa, thun thể thảo, thun mè, thun lạnh,… Tuy nhiên, chỉ in được trên vải màu trắng và các màu nhạt như hồng nhật hay vàng nhạt,…

XEM THÊM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]

Kỹ thuật in decal

Công nghệ in trên vải bằng decal còn gọi là in B=Vinyl, in decal áo thun là một kỹ thuật mới xuất hiện phổ biến gần đây. Tuy nó không được sử dụng nhiều như in lụa nhưng công nghệ này vẫn là một lựa chọn thú vị và chưa bao giờ mất đi độ “chất” của mình.

Một số loại vải thường dùng trong in ấn
Một số loại vải thường dùng trong in ấn

Ưu điểm

  • Có thể in được trên vải tối màu, kể cả vải đen
  • Màu sắc tươi sáng, sắc nét và không bị phai màu
  • Nhiều hiệu ứng độc đáo, hấp dẫn
  • Có thể in với số lượng ít

Nhược điểm

  • Hình ảnh có nét cắt quá nhỏ sẽ không thể in được
  • Dễ bong tróc hình in trên vải nếu các công đoạn kỹ thuật không chuẩn, hay bảo quản vải không đúng cách.
  • Do lớp decal khá dày, gây cứng áo tại vị trí in
  • Giá thành cao và thời gian sản xuất lâu do chi phí nguyên liệu và sản xuất lẻ từng áo.

Tóm lại, sẽ tùy vào mẫu thiết kế, họa tiết và các chất liệu vải mà bạn nên chọn kỹ thuật in vải phù hợp. Với những chia sẻ của In Tiết Kiệm qua bài viết “Các công nghệ in trên vải phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam” các bạn sẽ có những thông tin hữu ích và áp dụng tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Trả lời

Mục lục