Thực tế cho thấy chúng ta không thể phủ nhận được những ưu điểm tuyệt vời cũng như những đóng góp mà công nghệ in lưới đã phần nào làm nên sự phát triển của lĩnh vực in ấn. Dù rằng kỹ thuật này đã có lịch sử phát triền từ lâu đời song in lưới vẫn còn rất phổ biến. Tại bài viết này, In Tiết Kiệm sẽ hướng dẫn các bạn cách in lưới cũng như những vấn đề bạn chưa biết. Hãy tham khảo nhé!
Tóm tắt quy trình in lụa
Các bước in lưới có thể tóm tắt như sau:
Thiết kế --> In mẫu ra trên giấy can --> Chuẩn bị khung --> Pha keo --> Chụp bản --> Pha mực
--> In thử, canh tay kê --> In sản lượng --> Rửa khung.
Hướng dẫn cách in lưới cơ bản
Để thực hiện cách in lưới, các bạn làm theo hướng dẫn in lưới dưới đây. Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu, dụng cụ in lụa sau đây:
- Khung in lụa
- Bàn in lụa
- Mực in lụa
- Dao gạt
- Hóa chất in lụa
- Keo in lụa
- ….
Bạn có thể tới các cơ sở in lụa có uy tín để tìm mua, nếu bạn làm cách in lụa thủ công thì nên mua bàn in lụa thủ công để có thể giúp tiết kiệm không gian của bạn.
Nấu keo
Keo PVA khi bạn mua về chúng có dạng tinh thể giống y chang như đường cát tinh luyện, ta phải đem chưng thành dung dịch thì mới xài được. Đầu tiên, bạn lấy một cái nồi, cho vào đó cứ 100g keo thù cho 2 lít nước, nhớ cho keo vào từ từ đồng thời khuấy đều và mạnh tay cho keo tan ra. Ta được nồi keo A.
Hãy dùng một nồi khác lớn hơn cho nước vào chừng 1/3 nồi, đem nấu sôi lên gọi là nồi B. Sau khi nước sôi, đem nồi A nhúng vào nồi B (chưng cách thủy). Sau đó dùng đũa tre loại lớn khuấy đều tay dung dịch A, việc này mất từ 4 – 6h hoặc hơn. Các bạn chưng cho tới khi nào dung dịch A trong suốt thì được, bạn nên sử dụng bếp lò để nấu. Sau khi dung dịch đã nguội, bạn có thể cất chúng vào mấy chai nước khoáng và dùng dần, chúng có thể để lâu được.
Xem thêm: In lưới là gì? Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lưới hiện nay
Pha keo
Nếu sử dụng để chụp bản, cần pha keo PVA với bicromat nhưng nên nhớ là khi nào chụp mới pha, mà pha cũng vừa đủ thôi, keo sau khi pha rồi thì phải xài cho hết không được để lâu). Khi pha tỷ lệ pha sẽ còn tùy thuộc vào nguồn sáng. Để pha keo, cho bicromat vào từ từ, khuấy cho tan ra sau đó đem chưng cách thủy chừng 5 – 8 phút cho bicromat hòa tan đều ra, vừa chưng vừa khuấy cho keo ấm lên khoảng 70 – 80 độ C là được.
XEM THÊM:
- Dịch vụ in vé gửi xe máy
Tẩy khung in lụa (đối với loại khung chụp keo PVA)
Tẩy khung in lụa gồm các bước sau:
- Bước 1: Bạn có thể dùng bất cứ thứ gì để vét hết mực còn lại trong khung. Sau đó dùng giẻ tẩm dầu hôi hoặc xăng để chùi sạch mực trên khung. Nếu chưa hết mực thì dùng dầu ông già (Xiclohexanol) để tẩy. Công đoạn này giúp làm sạch mực, vết băng keo, sơn móng tay,… trên khung.
- Bước 2: Hãy rắc một ít thuốc tím lên 2 mặt khung, dùng giẻ ướt thấm và xoa đều lên khung cho nó “thấm” vào keo PVA.
- Bước 3: Sau đó, hãy rắc axit oxalic lên khung và dùng giẻ ướt xoay đều và mạnh tay để kep PVA tróc ra rồi rửa trôi đi. Tiếp theo bạn rửa lại chúng bằng nước. Lặp lại bước này 2 tới 3 lần cho tới khi sạch keo trên khung. Tiếp theo đem khung ra phơi nắng cho khô, chú ý là thuốc tím và axit có thể hòa tan vào nước để sử dụng cũng được thay vì dùng dạng rắn.
Sau khi in xong phải đem rửa và tẩy khung liền vì khi mực đã khô thì sẽ khó mà tẩy rửa được, có khi bạn phải mua một cái khung mới.
Xem thêm: Các cách làm khuôn in lưới phổ biến trên thị trường hiện nay
Quá trình phơi bản bao gồm:
- Hãy quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản rồi sấy khô keo
- Đặt phim lụa (thường sẽ là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Sau đó, dằn lên trên bề mặt film một tấm kính để bào đàm tiếp xác tốt.
- Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim, dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ nhanh bị khô cứng lại. Ở những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng, không bị khô cứng.
- Sau đó, rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới và bít hết các ô lưới, chỉ còn những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Tiếp theo, mực in sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng trên film.
Như vậy ở bài viết “Cách in lưới và những điều bạn cần biết về kỹ thuật này” chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn khi in lưới thủ công tại nhà. Chúc các bạn thành công!
In lụa thường không thể in nhanh và dần bị thay thế bởi một số công nghệ in ấn hiện đại. In Tiết Kiệm cung cấp dịch vụ in nhanh giá rẻ và được nhiều người ủng hộ. Chat ngay với nhân viên hỗ trợ của chúng tôi để biết thêm chi tiết.