Bố cục là gì? Không quá khi nói bố cục như một khung xương sống của một thiết kế. Dựa theo khung xương sống ấy, các thông tin sẽ được triển khai một cách logic, khoa học và thu hút hoặc cũng có thể sẽ bị rối, hời hợt và không hiệu quả. Một thiết kế đẹp trước tiên phải là một thiết kế sở hữu bố cục hoàn mĩ. Những nguyên tắc về bố cục poster sẽ là chìa khóa giúp bạn chinh phục ngưỡng cửa đầu tiên của một thiết kế thành công.
Bố cục poster là gì?
Như chúng ta đã biết, bố cục poster chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành công của một thiết kế. Vậy poster có bố cục là gì?
Bố cục được hiểu một cách đơn giản là một phần của thiết kế, mà trong đó tất cả các yếu tố riêng biệt được kết hợp với nhau để tạo thành một tổng thể có sự gắn kết chặt chẽ.
Bố cục thiết kế cũng là một phần giúp cách in poster số lượng ít trở lên dễ dàng hơn, tạo sự thu hút lôi cuốn khách hàng.
10 nguyên tắc vàng về bố cục thiết kế poster
Nếu bạn là một designer hoặc có ý định làm một designer thì hãy bỏ túi ngay 10 nguyên tắc về bố cục trong thiết kế poster sau nhé!
Tìm trọng tâm trong bố cục thiết kế
Yếu tố quan trọng đầu tiên bạn cần quan tâm của bố cục đó là tìm ra một điểm nhấn (trọng tâm) cho thiết kế của mình. Điều này sẽ giúp thu hút ánh mắt của người xem một cách tự nhiên vào những phần quan trọng trong thiết kế của bạn khi in poster tại Hà Nội giá rẻ.
Bạn có thể tìm trọng tâm bản thiết kế thông qua techmiques như quy mô, độ tương phản và leading lines.
Dẫn dắt ánh nhìn với leading lines (Các đường line)
Giống như việc bạn chỉ vào một cái gì đó bạn muốn mọi người thấy, bố cục của một số dòng và những hình khối theo một cách nào đó có thể dẫn dắt ánh mắt người xem khi nhìn thiết kế của bạn.
Đa phần người ta sẽ sử dụng leading lines, sơ đồ khối các đường để trực tiếp dẫn dắt ánh mắt của người xem từ một trong các điểm trên thiết kế đến điểm tiếp theo một cách rõ ràng như ví dụ trên.
XEM THÊM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]
- Bảng giá in túi ni lông
- Dịch vụ in phong bì [/su_list]
Quy mô, cấp bậc bố cục trong thiết kế
Quy mô và hệ thống phân cấp trực quan là một trong những yếu tố sáng tạo cơ bản. Chúng có thể khiến thiết kế của bạn thành công nhưng cũng có thể làm cho thiết kế của bạn bị phá vỡ. Do đó, điều quan trọng là phải tổ chức chúng thật tốt. Mọi thiết kế đều cần ba cấp độ của hệ thống phân cấp typographic, đây là điều bạn cần phải nhớ.
Quy mô thường được sử dụng với vai trò giúp hệ thống cấp bậc giao tiếp với nhau. Sự sắp xếp gần và xa này của các yếu tố biểu thị tầm quan trọng của chúng trong giao tiếp. Bằng cách tương phản một yếu tố quy mô nhỏ bên cạnh một yếu tố quy mô lớn trong bố cục sẽ giúp bạn tạo ra một số hiệu ứng khác nhau. Ví dụ như tấm poster phía dưới này, nhà thiết kế đã sử dụng một hình ảnh thu nhỏ của hai người để giúp thể hiện tập trung vào khung cảnh lớn trước mặt họ. Điều này sẽ mang lại cho người xem một cảm giác về sự hùng vĩ và rộng lớn của khung cảnh.
Cân bằng hóa các yếu tố trong bố cục poster
Cân bằng là một yêu cầu quan trọng đối với bố cục poster, nhưng làm thế nào để tạo ra sự cân bằng hoàn hảo trong thiết kế bố cục poster lại là một điều không dễ dàng. Có 2 loại cân bằng phổ biến hiện nay đó là cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.
Cân bằng đối xứng là việc cân bằng thiết kế của bạn sử dụng tính đối xứng, bằng cách phản chiếu một vài yếu tố thiết kế từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Từ đây, bạn có thể tạo ra sự cân bằng mạnh mẽ, rõ nét trong thiết kế của mình.
Cân bằng không đối xứng được là loại được cân bằng được sử dụng phổ biến. Cân bằng không đối xứng là một thuật ngữ khá khó để giải thích, nó vẫn tạo ra sự cân bằng nhưng các yếu tố lại không đối xứng nhau. Ví dụ như hình minh họa phía dưới.
Một số kỹ thuật khác bạn cần chú ý để làm chủ cân bằng không đối xứng, bạn cần hiểu rằng mỗi phần tử trong thiết kế đều có một “trọng lượng” riêng. Các vật thể nhỏ có thể “ít nặng” hơn so với các đối tượng lớn hơn nhưng dù thiết kế của bạn có rơi vào trường hợp nào đi nữa, hãy luôn nhớ phải cân bằng hóa các yếu tố cho đến khi bạn đạt đến một trang thái cân bằng hiệu quả.
Sử dụng các yếu tố bổ sung cho nhau
Bạn đã từng nghe nói vè những màu sắc bổ sung cho nhau, còn các yếu tố bổ sung trong một thiết kế thì sao? Hãy “cố ý” chọn từng yếu tố tron thiết kế sao cho mỗi yếu tố ấy bổ sung cho toàn bộ thiết kế của bạn, nó sẽ góp phần không nhỏ vào thành công và hiệu quả của một bố cục poster đẹp.
Để làm được điều trên bạn nên tô màu những bức ảnh với các màu sắc tương tự nhau. Với độ phổ biến của các bộ lọc và công cụ điều chỉnh hình ảnh, bạn có thể tô màu và điều chỉnh hình ảnh sao cho phù hợp với bảng màu để chúng gắn kết và bổ sung cho nhau.
Chọn các hình ảnh được chụp theo một cách tương tự nhau, chọn những hình ảnh có tính thẩm mỹ và có phong cách tương tự nhau. Ví như, nếu bạn sử dụng một hình ảnh tối giản, hãy chọn nhiều hình ảnh tối giản khác để lấy cảm hứng bổ sung cho hình ảnh đó.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm poster đơn giản cho người mới bắt đầu
Tăng hoặc giảm độ tương phản trong bố cục poster là gì?
Độ tương phản trong thiết kế bố cục poster là một công cũ hữu ích để làm nổi bật hoặc làm mờ đi một số yếu tố. Khi chúng ta nâng hệ số tương phản hoặc sử dụng tính năng tương phản màu sắc ở mức độ cao, bạn có thể làm nổi bật một yếu tố nào đó để thu hút sự chú ý của người xem. Ngược lại, bằng cách giảm độ tương phản, bạn có thể khiến cho một yếu tố trở nên mờ nhạt đi để làm nền cho những đối tượng khác có “cơ hội” nổi bật hơn.
Lặp lại các yếu tố trong thiết kế
Để duy trì tính nhất quán và một bố cục poster hợp lý trong ý tưởng thiết kế poster, bạn cần cố gắng đưa ra các yếu tố từ một phần của thiết kế và áp dụng nó vào các phần khác. Hoặc nói cách khác “một motif đồ họa” có thể được sử dụng nhiều hơn một lần.
Việc lặp lại một yếu tố quan trọng khi nói đến việc bố trí nhiều trang trong một thiết kế sẽ giúp mỗi dòng trang vào tiếp theo sẽ giúp trang sau tiếp nối trang trước, tạo ra một tập hợp trang có tính liền mạch.
Đừng quên những khoảng trắng
Cách đơn giản nhất để “xúc phạm” những khoảng không gian màu trắng chính là việc gọi chúng với một useless name “khoảng trống”. Khoảng không màu trắng khi sử dụng một cách có chiến lược sẽ giúp tăng độ rõ nét của thiết kế. Khi nhìn tổng thể, việc cân bằng giữa những phần phức tạp và những khoảng không gian trắng trong thiết kế sẽ giúp thiết kế của bạn “dễ thở” hơn nhiều.
Hãy giảm quy mô các yếu tố đồ họa trong thiết kế của bạn, bằng cách thu hẹp hình ảnh, các types,… bạn có thể tạo ra những khoảng không gian trắng đầy trang trọng quanh các tiêu điểm trong giới hạn khung thiết kế ban đầu.
Không nên lấp đầy mọi không gian bằng các kí tự hay câu chữ. Không gian màu trắng không phải không gian trống rỗng, do đó đừng điền bất cứ thứ gì vào khoảng trắng trong thiết kế của bạn mà hãy để những con chữ, kỹ tự đó có không gian để “vùng vẫy”.
Khi làm bố cục poster để in poster dán kính hay bất cứ loại poster nào khác, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mỗi phần tử trong tác phẩm đó có cần thiết 100% không. Bằng cách loại dần đi các yếu tố không cần thiết trong mỗi phần của thiết kế, bạn sẽ biết mình phải làm gì để sở hữu một thiết kế đẹp, thoáng, tinh tế mà không bị trống trải.
Căn chỉnh các yếu tố trong thiết kế bố cục poster
Đôi khi bạn không thể ném tất cả những thông tin bạn muốn vào trong cùng một thiết kế, bởi vì nó sẽ làm cho thiết kế của bạn trở nên rối rắm và phức tạp hơn.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc sắp xếp các yếu tố hãy dùng Canva để xóa bỏ rắc rối ấy một cách nhanh chóng với một công cụ tự động căn chỉnh tiện dụng. Bạn chỉ cần kéo các phần tử trong thiết thiết kế xung quanh trang và Canva sẽ sắp xếp chúng vài vị trí hợp lí nhất.
Việc gắn kết các yếu tố về bố cục poster trong thiết kế mạnh mẽ và hợp lý là một cách hay ho giúp tạo ra một trật tự nhất định trong thiết kế của mình. Do đó, nếu bạn đang sử dụng nhiều hình ảnh, type, các yếu tố đồ họa khác thì liên kết chính là người bạn tốt nhất mà bạn nên chọn để đồng hành.
Alignment cũng là một trong những yếu tốt quan trọng khi bạn đối phó với các types (kiểu bố cục). Có nhiều cách để sắp xếp các types nhưng một nguyên tắc nhỏ cho những phần thiết kế dài hơn là việc kết dính chúng với lề trái để tạo cảm giác thoải mái cho người xem.
Xem thêm: Những ý tưởng thiết kế poster sáng tạo trong quảng cáo
Chia thiết kế thành 3 phần
Quy tắc 1/3 là một kỹ thuật đơn giản mà các nhà thiết kế sử dụng để phân chia các thiết kế của họ thành ba hàng, ba cột. Và tại các điểm nơi mà các đường dọc và đường ngang giao nhau chính là những vị trí mà tiêu điểm nên được đặt.
Việc dùng quy tắc 1/3 giúp khởi động bố cục poster khi thiết kế một cách tuyệt vời vì nó cung cấp cho bạn một cách nhìn nhanh chóng, đồng thời dẫn dắt bạn định vị và đóng khung các yếu tố trong thiết kế.
Một cách tuyệt vời để bắt đầu thiết kế là việc sử dụng quy tắc 1/3 để tạo nên một mạng lưới. Lưới hình ảnh có thể giúp bạn sắp xếp các yếu tố đồ họa một cách hợp lí nhất. Bạn cần tập trung vào các focal points để thiết kế đạt bố cục tối ưu nhất. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ lưới của Canva để tạo lưới một cách dễ dàng hơn và nhiều lựa chọn hơn.
Như vậy, với bài viết này In Tiết Kiệm đã cung cấp đến bạn tất cả 10 nguyên tắc vàng giúp bạn có một bố cục poster đẹp. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ in poster với giá siêu rẻ tại Hà Nội. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này, các bạn sẽ làm ra được những bản thiết kế gây được ấn tượng mạnh và được đánh giá cao trong giới thiết kế. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết!