Nghề in áo thun đang trở thành một trong những ngành nghề phổ biến hiện nay với nhiều công nghệ in mới hiện đại, bền đẹp được áp dụng. Bạn có nhiều chiếc áo thun in hình đẹp nhưng bạn lại không biết quy trình in áo thun chuyên nghiệp diễn ra như thế nào. Vậy nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Quy trình in áo thun chuyên nghiệp
Để tạo ra những sản phẩm vừa bền vừa đẹp không phải là điều dễ dàng gì. Quy trình in áo thun cũng được thực hiện qua rất nhiều công đoạn khác nhau.
Sau khi khách hàng đã chốt được mẫu áo, chất liệu vải và màu sắc mà khách hàng mong muốn. Phía công ty sẽ cho tiến hành sản xuất áo, dù số lượng đặt in áo thun ít hay nhiều thì quy trình sản xuất vẫn phải đảm bảo theo một trình tự nhất định.
Bước 1: Cắt vải
Ở công đoạn này, bộ phận làm mẫu sẽ tiến hành rập, lên sơ đồ cắt may rồi chuyển qua bộ phận cắt. Áo sẽ được cắt bằng những cỗ máy công nghệ chính xác với công suất hoạt động lớn.
Bước 2: In áo thun
Sau khi vải đã được cắt xong, họ sẽ chuyển nó tới bộ phận chuyên in áo. Các phần khách hàng yêu cầu in sẽ được bộ phận thiết kế thực hiện từ vẽ hình, phối màu tới chọn vị trí in trên áo để xuất ra được phim in cho bộ phận phục trách in ấn.
Tiếp theo, bộ phận in sẽ tiến hành căng khung, chụp bản và hoàn tất khung in. Những kỹ thuật in sẽ tiến hành pha màu theo đúng yêu cầu của khách hàng. Bán thành phẩm (áo đã cắt chưa ráp may) được rải lên bàn in và bắt đầu công đoạn in hình lên áo. Sản phẩm sẽ được in theo lớp màu in, mỗi lớp màu in đều sẽ được in hết và được sấy khô trước khi kéo màu khác in. Động tác này sẽ được lặp lại cho đến khi hình được in hoàn thiện trên áo.
Xem thêm: Điểm qua một số loại mực in áo thun được ưa chuộng nhất
Sau khi đã hoàn thiện hình in, họ sẽ chuyển qua máy ép để tăng độ bám dính hình vào vải. Các công đoạn này được thực hiện một cách tự động tạo nên hiệu suất nhanh.
Bước 3: May áo thun
Những chiếc áo thun này sau khi được in hình sẽ chuyển qua bộ phận ráp may. Tại nơi này các bán thành phẩm được may lại thành một chiếc áo hoàn chỉnh.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng
Các sản phẩm hoàn thiện sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng kiểm tra lỗi: Lỗi mực in, lỗi đường chỉ, lỗi màu vải,…
Xem thêm: Tổng hợp và so sánh những công nghệ in áo thun phổ biến nhất
Bước 5: Đóng gói
Các sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn được phân size và đóng gói vào túi nilong chuyên dụng trước khi chuyển qua khách hàng.
Có thể nói rằng, quy trình in áo thun khá phức tạo và nhiều công đoạn. Để có thể tạo ra một sản phẩm ưng ý các bộ phận cần phối hợp với nhau để làm tốt công đoạn của mình.
THAM KHẢO NGAY: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]
- Bảng giá in tem nhãn
- Dịch vụ in thẻ nhựa [/su_list]
Những điều cần chú ý khi in áo thun
Khi muốn in áo thun Hà Nội đẹp và đảm bảo được chất lượng tốt nhất, bạn cần phải chú ý đến những yếu tố sau đây:
- Thiết kế áo thun đồng phục: Để tiến hành in áo, bạn cần phải chú ý đến việc chọn được mẫu thiết kế áo thun phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng. Nếu bạn có bản thiết kế hay có ý tưởng thì chuyển cho bên thiết kế của xưởng, nếu không bạn cũng có thể nhờ đội ngũ thiết kế của bên họ để chọn được cho mình mẫu áo thun đồng phục đẹp và ưng ý nhất nhé.
- Chất liệu vải may: Một điều cần chú ý nữa là chất liệu vải may áo thun cho phù hợp: vải thun PE, vải thun cá sấu, vải thun cotton, hay vải thun cá mập,…
- Công nghệ in: Tùy thuộc vào số lượng cũng như chất liệu áo thun in mà bạn sẽ lựa chọn công nghệ in như in chuyển nhiệt, in kỹ thuật số, in lụa hoặc in decal chẳng hạn.
- Đặc biệt bạn nên chọn cho mình size áo phù hợp: Size áo thun chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự thẩm mỹ của người mặc. Hãy cung cấp đầy đủ size áo của các thành viên để được may đo theo kích thước cơ thể phù hợp nhất.
Trên đây là tất cả những quy trình mà bạn cần tiến hành để thực hiện quy trình in áo thun. Với những chia sẻ trên In Tiết Kiệm hy vọng bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp khi quyết định in áo. Chúc các bạn thành công!