Có thể nói kỹ thuật in lụa đã quá nổi tiếng trong ngành in ấn nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu biết chi tiết về công nghệ này. Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn cách làm khuôn in lụa đơn giản tại nhà, còn nếu các bạn muốn xem thêm các thông tin về kỹ thuật in lụa có thể xem ở mục “Kinh nghiệm in ấn” của In Tiết Kiệm nhé!
Một số nét về làm khuôn in lụa
Khuôn in có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu người ta làm khuôn in lụa hay cách làm khung in lụa từ gỗ hoặc kim loại, trên khuôn in được căng tấm lưới đã tạo sẵn những lỗ trống để mực in có thể chảy qua trong quá trình in.
Quá trình để hình thành những lỗ trống được gọi là “chuyển hình ảnh cần in” lên khuôn lưới. Thời điểm đầu thợ in thường sẽ dùng phương pháo chuyển trực tiếp bằng cách vẽ lên lớp nền trắng, nền đất sét hay vẽ lên lớp dầu bóng nhưng về sau thì người ta thường dùng hơn với phương pháp gián tiếp như là vẽ trên giấy nến hoặc là ngày nay đa số đều dùng phương pháp cảm quang.
Cách làm khuôn in lụa
Được biết, việc vẽ lên lớp nến trắng chính là kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ hoặc tre khắc hoa văn lên một tấm lưới đã được nhúng vào dung môi nến nóng chảy và làm nguội chúng.
Vẽ lên lớp đất sét cũng là một kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in bằng cách dùng bút gỗ, tre hoặc kim nhọn khắc, đục các lỗ theo hình dạng hoa văn trên một tấm lưới đã được nhúng vào hồ đất sét đã được làm khô.
Còn vẽ lên lớp dầu bóng kỹ thuật tạo lỗ trống của lưới in nhưng bằng cách khác là dùng bút lông vẽ hình dạng hoa văn lên trên một tấm lưới đã được quét một lớp dầu bóng và làm khô. Sau khi thực hiện vẽ nhiều lần sẽ tạo được những lỗ trống cần thiết trên bề mặt lưới.
In Tiết Kiệm là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ in túi giấy. Những khách hàng đến với chúng tôi đều hài lòng với dịch vụ in túi giấy giá rẻ. Nếu có nhu cầu In nhanh với chi phí hấp dẫn, vui lòng liên hệ trực tiếp với In Tiết Kiệm ngay nhé !
Vẽ trên giấy là một phương pháp gián tiếp để tạo ra những lỗ trống trên bề mặt lưới in. Người ta dùng dao “khắc” hình lên trên giấy nến để tạo những khoảng trống cần có, úp mặt giấy nến đã khắc lên lưới và sau đó dùng bàn ủi làm nóng chảy nến.
Sau khi được để nguội, những chỗ không cần thiết sẽ được nến bít lại. Hiện nay, nhờ phương pháp cảm quang mà người ta có thể dễ dàng sao chép lại các tác phẩm nghệ thuật mà vẫn giữ được tính chấn thực về đường nét của nó. Phương pháp này vì thế được đánh giá là một trong những phương pháp tiến bộ trong việc chế tạo bảo in, làm khuôn in lụa
Với những bản in được những họa sĩ thiết kế, thì thiết kế trên máy tính hay tách màu từ một tấm ảnh trên máy tính rồi in ra trên giấy can, rồi các màu sẽ được tách làm một film tương ứng, phim sau đó được chuyển tải lên một tấm lưới, thao tác này gọi là chụp bản.
Xem thêm: Tìm hiểu quy trình in lụa hiện đại được tin dùng nhiều nhất
Chú ý rằng, công đoạn chụp bản này phải được tiến hành trong buồng tối, phim đặt lên bản lưới cùng chiều với mẫu in thật, rọi đèn và ánh sáng của đèn sẽ được xuyên qua phim và đập lên lưới.
Do lưới trước đó đã được quét phủ một lớp dung dịch cảm quang nên chỉ những chỗ không bị cản bởi mực sẽ đóng rắn dưới tác dụng ánh sáng. Khi chúng ta mang bản đi rửa thì những chỗ không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi tạo thành những khoảng trống, khi in mực sẽ lọt qua những chỗ trống này và sẽ bắt vào sản phẩm cần được in. Đây là điều mà bạn cần lưu ý kĩ khi tìm hiểu cách làm khung in lụa
Việc chọn lựa lưới in đóng một vai trò quan trọng và quyết định đến chất lượng in ấn, nhất là độ mịn, độ nét của hình ảnh cần được in. Một số những thông số quan trọng của lưới mà bạn cần quan tâm chính là độ mịn của lưới (kí hiệu N – chỉ số hay T) và tỷ lệ đường kính sợi lưới và chiều rộng mắt lưới.
Xem thêm: Những điều cơ bản bạn nên biết về công nghệ in lụa trên vải
Ví dụ như lưới có kỹ hiệu T40 hay N40 có nghĩa là lưới này có 40 sợi/cm và 1600 lỗ/cm2. Thông thường khi in trên giấy, người ta sẽ chọn lưới có ký hiệu T90 – T140. Còn khi in bao bì PVC là T20 – T180; khi in vải là T30 – T100,…
Những dung dịch cảm quang hay được dùng trong in lụa đó là dung dịch keo Crom – Gelatin hoặc dung dịch Crom – PVA. Những dung dịch này thường được biết đến là dung dịch nhạy sáng nên cần bảo quản nơi thích hợp.
XEM THÊM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]
- Báo giá in voucher
- Dịch vụ in bao thư giấy kraft [/su_list]
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp thông qua bài viết “Hướng dẫn các cách tự làm khuôn in lụa đơn giản tại nhà” sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về công nghệ in lụa cũng như cách làm khuôn in lụa.