Hướng dẫn cách làm kỷ yếu lớp độc đáo và chuyên nghiệp nhất

Mùa kỷ yếu đang đến gần rồi, bạn còn đang băn khoăn không biết kỷ yếu nghĩa là gì, bạn đang mong muốn có thể tự thiết kế cho mình một cuốn kỷ yếu thật hoành tráng và xịn xò nhưng lại không biết cách làm kỷ yếu lớp như thế nào, không biết cách thiết kế kỷ yếu ra sao cho đẹp thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của In Tiết Kiệm để có thể biết được một cuốn kỷ yếu cần có những nội dung gì nhé!

Cấu trúc của một cuốn kỷ yếu lớp

Về cơ bản cuốn kỷ yếu cũng giống như một cuốn tạp chí. Tuy nhiên tất cả những nội dung và hình ảnh trong đó đều phải gắn với mốc thời gian và từng kỷ niệm của cả lớp. Cách trình bày hay khi in kỷ yếu cần sáng tạo, tươi mới để hợp với phong cách lứa tuổi.

Cách làm kỷ yếu lớp đơn giản, chuyên nghiệp
Cách làm kỷ yếu lớp đơn giản, chuyên nghiệp

Về cấu trúc một cuốn kỷ yếu lớp thường bao gồm các phần như sau:

  • Bìa kỷ yếu: Là phần quan trọng cần chú ý thiết kế vì nó là bộ mặt của cuốn kỷ yếu. Trang bìa này nên sử dụng ảnh tập thể của cả lớp.
  • Trang giới thiệu chung về lớp: niên khóa, thành tích, các hoạt động của tập thể.
  • Những câu chuyện, lời nhắn nhủ, thơ, văn ý nghĩa của các thành viên trong lớp.
  • Hình ảnh của tập thể và từng cá nhân.
  • Về kích thước và hình thức bạn có thể lựa chọn theo ý thích riêng của mình.

MỘT SỐ DỊCH VỤ KHÁC TẠI INTIETKIEM: [su_list icon=”icon: arrow-circle-right” icon_color=”#319b1a”]

Nội dung kỷ yếu gồm những mục nào?

Cách làm kỷ yếu lớp không đơn giản chỉ là cách ghi lưu bút ấn tượng hay thiết kế kỷ yếu độc đáo. Tuy nhiên nó không hề quá khó như bạn vẫn nghĩ nếu như bạn biết cách và có rất nhiều cách làm kỷ yếu khác nhau. Thông thường kỷ yếu lớp được chia làm 3 phần như sau:

Phần lịch sử trường

Phần này trình bày các giai đoạn từ khi hình thành, sự thay đổi qua các thời kỳ gồm: tên gọi, đơn vị chủ quản, quyết định, hiệu trưởng/giám đốc, quy mô, kết quả hoạt động, hình ảnh về nhà trường, những thành tích nổi bật của trường. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo thông tin từ các bài viết kỷ yếu về trường của các anh chị khóa trước để bổ sung thông tin cho cuốn kỷ yếu của lớp mình.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách in thẻ nhựa nhanh chóng, dễ dàng

Phần lịch sử các đơn vị trường

Phần này giới thiệu lịch sử hình thành của các đơn vị nhỏ hơn như: Khoa, tổ bộ môn,…. Bao gồm người đứng đầu, quy mô hoạt động, thành tích nổi bật, hình ảnh của cá nhân, tập thể xuất sắc.

Phần thông tin về từng thành viên của lớp

In kỷ yếu lớp đương nhiên là bạn phải ghi lại những thông tin của tất cả các thành viên trong lớp. Những thông tin này có thể là Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chức vụ trong lớp, thành tích nổi bật, sở trường/sở đoản, hình ảnh,…

Phần ghi lại cảm xúc

Phần viết kỷ yếu này giới thiệu một số bài viết ghi lại cảm xúc của các thế hệ giáo viên, học sinh đã từng gắn bó với trường, khoa. Có thể là thơ, văn xuôi, bài hát, tranh vẽ hoặc là những dòng lưu bút cảm xúc. Các bạn có thể tham khảo thêm các cách hướng dẫn viết lưu bút hoặc cách ghi lưu bút ấn tượng để có được cuốn kỷ yếu độc nhất, ấn tượng nhất ghi lại dấu ấn quãng đời học sinh của mình.

Nội dung kỷ yếu cần phải đưa đầy đủ thông tin quan trọng
Nội dung kỷ yếu cần phải đưa đầy đủ thông tin quan trọng.

Cách chọn màu sắc cho cuốn kỷ yếu

Bạn Nên chọn một tông màu làm màu chủ đạo cho cuốn kỷ yếu để tạo sự chuyên nghiệp và đồng bộ. Thông thường, các màu sắc tươi sáng sẽ được ưu tiên hơn. Dưới đây là những màu sắc được dùng nhiều nhất trong các cuốn kỷ yếu lớp cùng với ý nghĩa của nó:

  • Màu đỏ – năng lượng, quyền lực, đam mê, quyến rũ, nhanh, nguy hiểm.
  • Màu xanh dương – đàn ông, tin tưởng, an toàn.
  • Màu vàng – ấm áp, sáng, vui vẻ.
  • Màu xanh lá – tự nhiên, tươi mới, phong phú.
  • Màu hồng – nữ tính, mềm mại, ngọt ngào.
  • Màu trắng – trong sáng, tuổi trẻ.
  • Màu đen – bí ẩn, thanh lịch, tinh tế…

Một vài lưu ý trong cách làm kỷ yếu lớp

Trong cách làm kỷ yếu, đặc biệt là khi bạn sử dụng các phần mềm làm kỷ yếu để tự thiết kế, để cuốn kỷ yếu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn bạn cũng cần quan tâm đến một số lưu ý sau:

Lựa chọn loại giấy phù hợp

Đối với cuốn kỷ yếu lớp người ta thường sử dụng loại giấy Couches. Loại giấy này thường có đặc điểm bóng mịn, bắt màu tốt. Định lượng giấy là 150gsm, đảm bảo độ cứng và độ dẻo dai vừa phải. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng các loại giấy khác như: giấy Ford, Bristol, Ivory, Kraft,… để tạo sự đặc biệt cho cuốn kỷ yếu lớp.

Xem thêm: Kích thước bao lì xì chuẩn trong thiết kế in ấn hiện nay

Cách sử dụng font chữ

Bạn cần chọn những font chữ ấn tượng phù hợp với nội dung kỷ yếu. Giống như các kiểu chữ trên các poster, tạp chí, bạn cũng không nên dùng quá 2 font chữ cho một thiết kế kỷ yếu, như vậy sẽ trông thật rối mắt và thiếu chuyên nghiệp.

Chọn font chữ phù hợp
Chọn font chữ phù hợp

Gia công mỹ thuật

Gia công kỷ yếu lớp bao gồm: gia công bìa và gia công đóng quyển. Đây là bước quan trọng giúp bạn có được một cuốn kỷ yếu hoàn chỉnh.

Thông thường bìa kỷ yếu sẽ được gia công cán màng mờ hoặc bóng sau đó bồi bìa cứng. Một số loại kỷ yếu còn được gia công ép kim, ép nhũ, hoặc phủ UV định hình, bồi bìa da, thậm chí là khắc laser 3d vô cùng chuyên nghiệp. Tuy nhiên giá thành của loại này tương đối cao.

Bước cuối cùng tất nhiên là hoàn thiện và in kỷ yếu để có được một bức hình kỷ yếu đẹp -độc – lạ rồi

Trên đây là những hướng dẫn cách làm kỷ yếu lớp đơn giản, chuyên nghiệp nhưng không kém phần sáng tạo. Bạn có thể tham khảo và tự tay thiết kế một bộ ảnh kỷ yếu độc đáo cho riêng mình. Tuy nhiên nếu không có thời gian để tự chuẩn bị cho mình một cuốn kỷ yếu thì hãy liên hệ ngay với In Tiết kiệm để đặt in kỷ yếu tại Hà Nội theo yêu cầu của mình nhé!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *